Trong bài viết trước, Inox Phương Diệp đã Hướng dẫn bảo quản và vệ sinh tủ cơm công nghiệp an toàn, hiệu quả. Kỳ này, chúng tôi sẽ đi ngược quy trình một chút khi chia sẻ các bước lắp đặt tủ nấu cơm. Vẫn biết rằng, việc lắp đặt này thường liên quan đến bên cung cấp tủ cơm. Tuy nhiên, không phải dịch vụ nào cũng hỗ trợ lắp đặt. Hơn nữa, việc muốn thay đổi vị trí tủ cũng cần phải biết cách lắp đặt. Vì vậy, sau đây sẽ là các bước hướng dẫn lắp đặt cụ thể.
Hướng dẫn lắp đặt tủ nấu cơm
1. Chọn vị trí lắp đặt
Vị trí đặt để tủ cơm rất quan trọng. Ngoài lưu ý cần tránh nơi ẩm ướt, dễ gây cháy nổ thì khi lắp tủ cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Gần nguồn điện nhưng không quá xa hệ thống cấp nước
- Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, sách sẽ
- Bề mặt bằng phẳng, vững chãi
- Chọn vị trí đủ rộng để dễ dàng lấy khay chứa ra và để khay vào.
2. Lắp hệ thống cấp nước
Khi lắp hệ thống cấp nước cần chọn loại ống nhựa có đường kính lớn khoảng từ d21 trở lên. Ngoài ra, loại ống này còn phải có khả năn chống nấm mốc, không bị nhiễm khuẩn.
Sau đó, đấu đường cấp nước vào van phao phía sau tủ nấu cơm.
3. Lắp đường thoát nước
Dùng ống nhựa cứng có đường kính d27 trở lên, có khả năng chịu nhiệt tốt.
4. Lắp hệ thống điện
Đây là bước khó và yêu cầu kỹ thuật cao. Cho nên, nếu không có kinh nghiệm tốt nhất bạn nên nhờ kỹ thuật để việc lắp đặt được đảm bảo.
5. Đấu nối thiết bị với tủ nấu cơm
Trước khi thực hiện bước này cần đảm bảo ngắt nguồn điện và kiểm tra các vịt rí đấu nối đã đảm bảo an toàn chưa. Cuối cùng, gia cố tủ chắc chắn, đảm bảo để dử dụng tủ lâu dài.
Những lưu ý khi lắp đặt tủ nấu cơm
- Xác định mức điện áp của tủ trước khi đấu nối dây dẫn
- Lắp thêm cầu dao để đề phòng rò điện
- Nên lắp thêm dây tiếp đất. Vị trí của dây cần tránh nơi ngập nước, khu để gas…
- Đường ống dẫn nước không quá dài cũng không quá ngắn…